Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân

by

Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân là công việc bắt buộc các cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện. Vậy cách lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu cách lập báo cáo thuế thu nhập cá nhân qua bài viết Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân nhé.

1. Đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

1.1. Đối với doanh nghiệp.

– Các doanh nghiệp phải làm tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân: là doanh nghiệp có trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

– Các doanh nghiệp không phải làm tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân: là doanh nghiệp không phát sinh chi trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công.

1.2. Đối với người lao động nhận thu nhập.

– Đối với người lao động phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

+ Trường hợp 1: Nộp thiếu tiền thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm. Trừ trường hợp: cá nhân có số thuế phải nộp thêm sai quyết toán từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

+ Trường hợp 2: Nộp thừa thuế thu nhập cá nhân mà muốn hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo. (Riêng với trường hợp này thì không bắt buộc phải làm tờ khai quyết toán: Nếu cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa mà muốn hoàn hoặc bù trừ vào kỳ tính thuế sau (năm sau) thì phải làm tờ khai QTT. Còn nếu có nhân có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa mà không muốn hoàn hoặc bù trừ vào kỳ sau thì không phải làm tờ khai QTT).

+ Ngoài ra, còn có các trường hợp như:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
  • Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

– Đối tượng người lao động không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

+ Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

+ Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

+ Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (từ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.

+ Cá nhân cư trú đã nộp đủ số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm (không nộp thừa và cũng không nộp thiếu).

2. Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

2.1. Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

– Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK bằng MST của doanh nghiệp => Chọn “Thuế thu nhập cá nhân” => Chọn “05/QTT-TNCN Tờ khai quyết toán của tổ chức, CN (TT92/2015)” => Chọn “Kỳ tính thuế” => Màn hình sẽ hiển thị tờ khai.

* Lưu ý: Nếu quyết toán không tròn năm thì click vào “Quyết toán không tròn năm” và nhập vào ô lý do.

+ Để click chọn được vào đây thì các bạn phải quay lại bước trên: khi chọn “Kỳ tính thuế” => Nhập từ tháng mấy => Khi vào trong tờ khai mới click được vào đây.

– Bước 2: Cách kê khai quyết toán thuế 05/QTT-TNCN.

Các bạn chỉ cần kê khai ở các phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN, PL 05-2BK-QTT-TNCN và PL 05-3BK-QTT-TNCN, sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật sang Tờ khai 05/QTT-TNCN.

– Bước 3: Sau khi đã kê khai xong 3 phụ lục bạn ấn “Ghi” => Bấm sang bên Tờ 05/QTT-TNCN để kiểm tra số liệu.

+ Nếu xuất hiện chỉ tiêu 45 thì các bạn phải nộp thêm tiền thuế đó.

+ Nếu xuất hiện chỉ tiêu 46 thì các bạn theo dõi bù trừ kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân.

* Lưu ý: Khi kết xuất, các bạn chỉ kết xuất 1 bản Excel để lưu tại doanh nghiệp và 1 bản XML để nộp qua mạng. Vì trên thuedientu không có chức năng tải Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân nên khi có vấn đề thì rất khó để xử lý.

2.2. Cách lập PL 05-02BK-QTT-TNCN.

– Căn cứ để lập vào Phụ lục này:

+ Là những cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng, khoán việc, hợp đồng dịch vụ cá nhân… hoặc những cá nhân không cư trú… Nói chung là những cá nhân tính thuế TNCN theo biểu toàn phần.

+ Dù cá nhân đó có phải nộp thuế hay không, có làm cam kết 02 hay không làm thì cũng phải kê khai hết vào Phụ lục này.

– Đối với lao động thử việc: có 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp: Thời điểm thử việc khấu trừ 10%, sau đó không được vào làm chính thức thì kê khai vào Phụ lục này.

+ Trường hợp: Thử việc xong vào làm chính thức (nhưng không đủ điều kiện ủy quyền thì nhập tháng thử việc vào đây, còn thu nhập những tháng chính thức sẽ kê vào 05-1BK nhé).

– Chỉ tiêu 07: ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của từng cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc cá nhân không cư trú được tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

– Chỉ tiêu 08: ghi rõ ràng, đầy đủ MST của cá nhân theo thông báo số thuế hoặc thẻ MST do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.

– Chỉ tiêu 09: ghi số CMND hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có MST.

– Chỉ tiêu 10: nếu cá nhân không cư trú thì chọn vào chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu 11: tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng và cá nhân không cư trú trong kỳ, kể cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo hiệp định tránh thuế 2 lần, các khoản phí mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

– Chỉ tiêu 12: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

– Chỉ tiêu 14: là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được miễn, giảm thuế theo hiệp định đánh thuế 2 lần.

– Chỉ tiêu 15: là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của từng cá nhân trong kỳ.

– Chỉ tiêu 16: là số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ trên khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

2.3. Cách lập PL 05-3BK-QTT-TNCN.

– Người phụ thuộc đã đăng ký được cấp MST và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm tính thuế TNCN.

– Doanh nghiệp kê khai đầy đủ (100%) số lượng người phụ thuộc đã tính giảm trừ trong năm vào PL bảng kê 05-3BK-QTT-TNCN như sau:

+ Chỉ tiêu 06: STT

+ Chỉ tiêu 07: Họ và tên người nộp thuế.

+ Chỉ tiêu 08: MST của người nộp thuế.

+ Chỉ tiêu 09: Họ và tên người phụ thuộc.

+ Chỉ tiêu 11: MST của người phụ thuộc.

+ Chỉ tiêu 14: Quan hệ với người phụ thuộc.

+ Chỉ tiêu 21: Thời gian tính giảm trừ từ tháng => Các bạn ghi từ tháng tính giảm trừ trong năm thôi nhé.

+ Chỉ tiêu 22: Thời gian tính giảm trừ đến tháng. => Các bạn ghi đến tháng tính giảm trừ trong năm thôi nhé.

* Lưu ý: Trường hợp thông tin NPT chỉ có năm sinh nhưng không có ngày, tháng thì lấy ngày 01/01 nhập vào chỉ tiều “Ngày sinh”.

– Trường hợp trẻ mới sinh trên giấy khai sinh không có ghi “Quyển số” => Nhập vào là “x”.

– Người phụ thuộc từ đủ 14 tuổi trở lên thì nhập cột chứng minh nhân dân (người nước ngoài nhập hộ chiếu), NPT dưới tuổi trên thì nhập các chỉ tiêu trên giấy khai sinh.

– Chỉ tiêu quốc tịch người Việt Nam mặc định là “ Việt Nam”, người nước ngoài họ “Khác”, chỉ tiêu quốc gia nhập tương tự.

3. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.

Công ty Luật ACC là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, thuế, kế toán… uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi có các văn phòng đại diện trên khắp 63 tỉnh thành, điều này sẽ giúp quý khách hàng được hỗ trợ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. ACC đã có nhiều năm hoạt động về cung cấp các dịch vụ nên có bạn hãy yên tâm về chất lượng dịch vụ của Công ty ACC. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có bất cứ thắc mắc nào.

Hy vọng bài viết Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Viết một bình luận