Báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ là gì 2022?

by

Báo cáo tài chính nội bộ và báo cáo thuế là những lĩnh vực luôn được mọi người quan tâm nhưng ít ai có thể phân biệt được 2 đối tượng này. Như vậy báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ khác nhau như thế nào? Để tìm hiểu hơn về báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ nhé.

Báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là một hệ thống bao gồm các bảng biểu, sơ đồ được sử dụng để mô tả về tình hình kinh doanh hay các dòng tiền thuộc doanh nghiệp. Thông thường trong báo cáo tài chính sẽ có những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn.

Ngoài ra chúng ta có thể hiểu nôm na đây chính là công cụ để nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp trong đó có khả năng sinh lời. Yếu tố về tài chính của công ty sẽ được nêu ra trong báo cáo này. Thông qua đây các doanh nghiệp sẽ tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn trong sự phát triển của cả công ty.

2. Báo cáo tài chính nội bộ là gì?

Báo cáo tài chính nội bộ là tập hợp những văn bản thể hiện thông tin về tình hình kinh doanh nội bộ theo chu kỳ của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đây được xem là một phần trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Nhờ có các văn bản này, quản lý doanh nghiệp xác định được:

  • Tính chính xác của tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp, bao gồm các khoản phát sinh lãi – lỗ;
  • Quy mô và cơ cấu tài sản hiện có của doanh nghiệp;
  • Khả năng tạo ra dòng tiền tại thời điểm báo cáo;
  • Cân đối hàng tồn kho;
  • Xác định khả năng tham gia dự án đầu tư mới;
  • Xác định điểm hoà vốn và cơ cấu tài sản tối ưu.

Từ báo cáo tài chính nội bộ, chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp cùng các thành viên kinh doanh có thể căn cứ để vạch ra hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục những vấn đề tồn đọng về tài chính.

3. Có mấy loại báo cáo tài chính?

Hiện nay có 2 dạng báo cáo tài chính gồm:

  • Báo cáo tài chính tổng hợp.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất.

4. Báo cáo tài chính gồm những gì?

Nhà nước Việt Nam quy định rất chặt chẽ về các mẫu làm BCTC. Bởi đây là một khâu rất quan trọng liên quan đến việc kê khai thuế của các doanh nghiệp.

Bộ báo cáo tài chính gồm những gì theo thông tư 200

Theo thông tư 200 có quy định tại Điều 100 báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Bảng cân đối về kế toán (Mẫu số B01-DN)
  • Báo cáo về kết quả của hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
  • Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B09-DN)

Trong đó báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ sẽ gồm có:

  • Bảng cân đối về kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a-DN).
  • Báo cáo về kết quả của hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a- DN).
  • BC về hoạt động lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a-DN).
  • Bản thuyết minh báo cáo tình hình tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN).

Bộ báo cáo tài chính gồm những gì theo thông tư 133

  • Báo cáo tình hình tài chính.
  • Bảng cân đối tài khoản.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

5. Quy định nộp BCTC với cơ quan thuế theo mô hình công ty

Các công ty đại chúng và thuộc doanh nghiệp nhà nước

Đối với các đơn vị này cứ 3 tháng họ sẽ phải lập BCTC đầy đủ để tiến hành kê khai trên phương tiện đại chúng. Nhiệm vụ của các nhà phân tích thuộc doanh nghiệp là cập nhật lại mô hình và sửa đổi một số khuyến nghị cho từng cổ phiếu. Theo đó các nhà đầu tư sẽ phải xem xét lại tình hình đầu tư của công ty mình để đưa ra quyết định mua bán cổ phần.

Các công ty tư nhân

Theo quy định của nhà nước ta hiện nay các đơn vị thuộc công ty tư nhân sẽ phải lập báo cáo hằng năm ít nhất là 1 lần. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần thiết thì các doanh nghiệp phải thật linh động. Trong đó các BCTC sẽ được cổ đông, thành viên của Hội đồng quản trị, đối tác và chủ nợ xem xét.

6. Nội dung của báo cáo tài chính phải gồm những gì?

Trong các báo cáo tài chính sẽ bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là nội dung phản ánh tình hình tài sản và vốn của doanh nghiệp trong một thời điểm nào đó. Bên cạnh đó nó còn phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản của công ty. Trong đó:

  • Tài sản sẽ bao gồm: tài sản ngắn hạn ( là các khoản như: tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và tài sản dài hạn (là các khoản như: các tòa nhà, máy móc và các tài sản vô hình).
  • Tương tự nợ cũng bao gồm: nợ ngắn hạn (các khoản phải chi trả trong thời gian là 12 tháng tiếp theo) và dài hạn.

Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh

Tên gọi khác của hoạt động này là báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả lãi hay lỗ). Thông qua đây các doanh nghiệp nắm được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động là lãi hay lỗ vào cuối kỳ. Các chỉ tiêu thể hiện trong báo cáo sẽ bao gồm:

  • Tất cả các doanh thu liên quan đến việc bán hàng và cung cấp các dịch vụ.
  • Nguồn chi phí phát sinh từ hoạt động sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí tài chính.
  • Cuối cùng là phần thể hiện lợi nhuận ròng thu được.

Công thức tính sẽ là: Lợi nhuận ròng trước lãi và thuế = Chi phí – Lợi nhuận gộp.

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền mặt doanh nghiệp sẽ kiểm soát được dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Trong đó tiền mặt là khoản để các công ty có thể thanh toán nhanh chóng các công việc thiết yếu.

Nếu như thiếu hụt tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều hoạt động không được như mong muốn và nhiều vấn đề khác phát sinh. Điều đó có thể gây ra các hệ lụy khó lường. Vấn đề thiếu hụt tiền mặt có thể xảy ra với nhiều doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, đang phát triển hay chậm phát triển.

Một báo cáo tài chính đầy đủ sẽ bao gồm dòng tiền mặt vào và ra ở 3 phần:

    • Dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: các chi phí thực tế phát sinh và doanh thu của công ty.
    • Dòng tiền thu được từ hoạt động đầu tư như: tiền mặt, tài sản dài hạn hoặc thu nhập từ việc bán tài sản dài hạn.
    • Dòng tiền thu được từ hoạt động tài chính: nguồn thu từ lãi suất được trả, vay mới hoặc được trả tiền vay.

7. Ai là người phụ trách báo cáo tài chính nội bộ?

Tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà người phụ trách lập báo cáo tài chính nội bộ sẽ khác nhau. Thông thường, đối tượng giữ vai trò thực thực báo cáo này sẽ là:

– Trưởng phòng tài chính kế toán;

– Nhân viên kế toán tổng hợp

– ….

Người lập báo cáo tài chính thường là người đứng đầu một bộ phận và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mình tại doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp hoặc tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp. Do trực tiếp quản lý nên người lập báo cáo chắc chắn biết rõ mọi hoạt động kinh doanh, tài chính của bộ phận. Từ đó, lập báo cáo tài chính nội bộ đầy đủ và chính xác.

8. Báo cáo tài chính nội bộ gồm những gì?

Về hình thức, báo cáo tài chính nội bộ được lập hệt như báo cáo tài chính. Nghĩa là bao gồm những văn bản sau:

– Bảng cân đối kế toán

– Bảng cân đối phát sinh tài khoản

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Thuyết minh báo cáo tài chính

Thông thường, báo cáo tài chính nội bộ sẽ phản ánh thu nhập và chi phí thực tế tại doanh nghiệp. Do đó, các con số trong những văn bản trên sẽ có sự sai lệch khi so sánh với báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính nội bộ được thực hiện định kỳ, tuỳ theo quy định của mỗi công ty. Do thực tế, một số hoạt động của doanh nghiệp không xuất hoá đơn, nên các chi phí này thường không được đưa vào báo cáo chính thức. Thay vào đó, chúng xuất hiện trên báo cáo nội bộ, giúp quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.

Tình hình tài chính doanh nghiệp cũng được khắc họa rõ nét hơn, khả quan hơn số liệu ghi nhận trên báo cáo chính thức.

9. Hướng dẫn nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong 12 tháng thì áp dụng nguyên tắc:
    • (1) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
    • (2) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
  • Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì áp dụng nguyên tắc:
    • (1) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
    • (2) Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
  • Đối với doanh nghiệp có tính chất hoạt động không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn hay dài hạn thì Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
    • – Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên phải loại trừ số dư của tất cả các khoản mục phát sinh giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, cũng như giữa những đơn vị cấp dưới với nhau.
    • – Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán.

10. Các câu hỏi thường gặp

Kỳ lập báo cáo tài chính là khi nào?

  • Kỳ lập BCTC hàng năm
  • Kỳ lập BCTC giữa niên độ
  • Kỳ lập BCTC khác

Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính cho Sở kế hoạch đầu tư là khi nào?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính cho Sở kế hoạch đầu tư được quy định cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp thuộc nhà nước, tư nhân, hợp doanh thì phải nộp BCTC trong 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính.
  • Các tập đoàn, công ty mẹ, tổng công ty trực thuộc nhà nước và một số mô hình doanh nghiệp khác sẽ nộp BCTC trong 90 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? 

  • Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn lớn trong đó có bao gồm công ty mẹ và các công ty con. Trong đó bản báo cáo này sẽ được hợp nhất từ báo cáo của các đơn vụ để thu được một bản báo cáo hoàn chỉnh cho một doanh nghiệp.

Đối tượng của báo cáo hợp nhất?

  • Đối tượng của báo cáo hợp nhất là tất cả các doanh nghiệp là công ty mẹ. Trong đó bản báo cáo hợp nhất phải bao gồm của công ty mẹ, các công ty con và đơn vị trực thuộc được tổng hợp lại.

11.  ACC và các dịch vụ cung cấp thuế cho khách hàng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực thuế thì ACC tự tin với dịch vụ cung cấp các dịch vụ thuế cho khách hàng nhằm đảm bảo lợi ích tối đa nhất cho khách hành. Các dịch vụ về thuế mà chúng tôi thực hiện cho khách hàng như sau:

  • Kê khai báo cáo thuế theo yêu cầu
  • Chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế, báo cáo tài chính
  • Nộp hồ sơ của khách hàng với cơ quan thuế
  • Lệ phí thích hợp với khách hàng
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả kê khai thuế
  • Hỗ trợ khách hàng tính thuế

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất

Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về báo cáo tài chính thuế và báo cáo tài chính nội bộ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: info@accgroup.vn
  • Website: accgroup.vn

Viết một bình luận