Báo cáo thuế luôn là các vấn đề được mọi người quan tâm đến. Vấn đề báo cáo thuế đối với trường học được sự quan tâm đặc biệt của mọi người. Như vậy báo cáo thuế đối với trường học là gì?. Các quy định về báo cáo thuế đối với trường học như thế nào. Để tìm hiểu hơn về báo cáo thuế đối với trường học các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về báo cáo thuế đối với trường học nhé.
Báo cáo thuế đối với trường học
1. Báo cáo thuế là gì?
- Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do chính đơn vị phát hành là thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra.
- Báo cáo thuế cũng được xem là tài liệu, hồ sơ, là cầu nối quan trọng giúp cơ quan quản lý thuế có thể nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Thời hạn nộp các loại tờ khai báo cáo thuế định kỳ
- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng: Chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề
- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý: Chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo
- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo năm: Chậm nhất là vào ngày 30/1 của năm sau liền kề
- Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Thời hạn chậm nhất vào ngày thứ 10 tính kể từ ngày phát sinh
- Tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp có chi tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, bị giải thể, chấm dứt hoạt động. Hạn nộp báo cáo chậm nhất là vào ngày thứ 45 tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.
3. Thuế suất ưu đãi đối với trường học
– Thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau: Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
(Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa quy định tại Khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định)
– Thuế suất 20%: áp dụng với các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngoài lĩnh vực giáo dục như: nghiên cứu khoa học của đơn vị theo hợp đồng dịch vụ, dịch vụ ký túc xá, nhà sách, sân thể thao, ăn uống, trông xe, bán sản phẩm thực hành, hoạt động sản xuất, gia công cho bên ngoài, thu dịch vụ khác…
(Theo khoản 2 điều 11 chương II thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.)
– Thuế suất 2%: Theo khoản 5 điều 3 chương II thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
+ Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
4. Miễn thuế, giảm thuế đối với trường học
- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Căn cứ theo quy định Điều 7 Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập quy định:
“Điều 7. Lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Các cơ sở ngoài công lập được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
2. Các cơ sở ngoài công lập được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.”
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế: “ Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật”.
- Trường đại học ngoài công lập thuộc đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT, do đó không tính và nộp thuế GTGT đầu ra. Trường hợp trường tư thục, trường dân lập có các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT thì phải tính và nộp thuế GTGT đầu ra.
6. Báo cáo thuế đối với trường học, thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động giáo dục
Dạy học dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy múa hát, hội họa, kiến thức chuyên môn: Đây là Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Được Khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào: khóa học kế toán doanh nghiệp
- Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào mà không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.
- Và thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
7. Các câu hỏi về báo cáo thuế đối với trường học
Tại sao giáo dục cũng phải xuất hoá đơn đầu ra?
- Thu học phí, đó là khoản thu của doanh nghiệp (kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo) phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có. Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được
Chi phí các khoản phục vụ hoạt động đào tạo gồm những gì?
- Chi phí về cơ sở vật chất: thuê trường lớp, mua bàn ghế, thiết bị giảng dạy…
- Chi phí về giáo viên: Tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng….
- Chi phí quản lý của doanh nghiệp…
Điều kiện xét hưởng ưu đãi thuế trong lĩnh vực giáo dục?
- Thứ nhất: đảm bảo hoạt động đúng lĩnh vực được hưởng ưu đãi là lĩnh vực xã hội hóa giáo dục (Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học).
- Thứ hai: đảm bảo loại hình hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục là các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa…
- Thứ ba: đảm bảo tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.
Giáo dục có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Giáo dục đào tạo (gồm giáo dục mầm non, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo trẻ tự kỷ…) là ngành nghề kinh doanh yêu cầu 2 loại giấy phép:
- Giấy phép 1: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp) trong đó có đăng ký ngành nghề giáo dục, đào tạo.
- Giấy phép 2: Giấy phép hoạt động đào tạo do Sở giáo dục và Đào tạo cấp.
8. Dịch vụ báo cáo thuế đối với trường học của ACC
Công ty ACC cung cấp dịch vụ kê khai nộp thuế môn bài với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng, chính xác nhất và tiết kiệm thời gian công sức nhất.
Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về báo cáo thuế đối với trường học đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về báo cáo thuế đối với trường học vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: info@accgroup.vn
- Website: accgroup.vn