Doanh nghiệp tư nhân cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Vậy các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp gồm những loại thuế nào. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết Các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp (Quy định 2022) nhé.
1. Lệ phí môn bài.
Lệ phí môn bài là một trong những khoản thu trực tiếp vào ngân sách nhà nước. Đây là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp để được tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tương tự các loại hình doanh nghiệp khác, lệ phí môn bài cần được đóng định kỳ mỗi năm.
1.1. Doanh nghiệp tư nhân tiến hành nộp lệ phí môn bài khi nào?
Doanh nghiệp tư nhân khai lệ phí một bài một lần khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Trường hợp mới thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa hoạt động thì doanh nghiệp phải kê khai lệ phí môn bài trong hạn 30 ngày, tính từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.
– Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Hoặc ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai đối với lệ phí môn bài.
1.2. Mức phạt khi doanh nghiệp tư nhân không nộp hoặc nộp chậm lệ phí môn bài.
– Nếu không thực hiện hoặc quá hạn mà doanh nghiệp tư nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài thì doanh nghiệp có thể phải chịu xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. (Quy định chi tiết tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ).
– Trường hợp doanh nghiệp tư nhân chậm nộp tiền lệ phí môn bài, số tiền phạt do chậm nộp lệ phí môn bài được tính bằng 0,05 % của số tiền thuế chậm nộp nhân với số ngày chậm nộp.
1.3. Mức nộp lệ phí môn bài.
– Nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân trên 10 tỷ đồng thì mức lệ phí môn bài cần nộp là 3.000.000 đồng/năm.
– Nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí môn bài cần nộp là 2.000.000 đồng/năm.
– Đối với Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thì mức lệ phí môn bài cần nộp là 1.000.000 đồng/năm.
– Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có chi nhánh hay văn phòng đại diện,… do đó, mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp tư nhân chỉ cần căn cứ vào số vốn điều lệ. Nếu vốn dưới 10 tỷ, mỗi năm cần nộp 2.000.000 đồng lệ phí môn bài. Vốn trên 10 tỷ, mỗi năm cần nộp 3.000.000 đồng lệ phí môn bài.
– Ngoài ra, đối với doanh nghiệp tư nhân mới thành lập năm đầu sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (Từ 01/01 đến 31/12 năm đầu tiên).
2. Thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, thường được biết đến với tên gọi VAT hay thuế VAT. Thuế giá trị gia tăng được áp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà không phải là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
2.1. Tính thuế giá trị gia tăng.
– Phương pháp khấu trừ:
Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp tư nhân phải nộp = hiệu số thuế giá trị gia tăng đầu ra – số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ.
Trong đó, số thuế đầu ra là Tổng số thuế giá trị gia tăng bán ra trên hóa đơn; Số thuế đầu vào là Tổng số thuế giá trị gia tăng mua vào trên hóa đơn.
– Phương pháp trực tiếp:
Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp tư nhân phải nộp = số % tỷ lệ tính thuế x doanh thu.
Trong đó, doanh thu được đề cập là tổng số tiền bán ra của hàng hóa/dịch vụ thực tế trên hóa đơn.
– Tỷ lệ % để tính thuế được tính dựa trên hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Áp dụng tỷ lệ 1 % đối với hoạt động phân phối, cung ứng hàng hóa;
+ Áp dụng tỷ lệ 5% đối với hoạt động Dịch vụ, xây dựng không gồm nguyên liệu, vật liệu;
+ Áp dụng tỷ lệ 3% đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu;
+ Áp dụng tỷ lệ 2% đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
2.2. Thời hạn kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Nếu doanh nghiệp tư nhân kê khai thuế theo tháng, hạn nộp là 20 ngày tính từ ngày cuối cùng của tháng;
– Nếu doanh nghiệp tư nhân kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày tính từ ngày cuối cùng của quý;
– Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân chính là thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế bắt buộc với đối tượng là doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là đối tượng được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
– Thu nhập tính thuế:
+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
+ Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác
+ Thu nhập được miễn thuế: bao gồm 11 loại thu nhập theo quy định tại Điều 4 Luật thuế TNDN.
+ Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
– Thuế suất thuế TNDN :
+ Mức thuế suất 20%: áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
+ Mức thuế suất từ 32% – 50%: áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
+ Mức thuế suất 50%: áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,…
4. Thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi cá nhân trong trường hợp thu nhập của cá nhân thuộc các trường hợp phải nộp thuế. Đối với người lao động của doanh nghiệp, nếu có thu nhập chịu thuế thì cũng là đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ đại diện cho người lao động tiến hành kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế.
– Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trước khi chi trả thu nhập và có nhiệm vụ kê khai, nộp tiền thuế thu nhập cá nhân lao động vào ngân sách nhà nước.
– Việc khấu trừ thực hiện theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
+ Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Doanh nghiệp trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
+ Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để doanh nghiệp trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
+ Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
– Ngoài ra, tùy thuộc vào hoạt động của mình, các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp tư nhân còn có thể bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,….
5. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.
Công ty Luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, thuế, kế toán, thành lập công ty… uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này. Đến với ACC bạn không cần phải lo lắng về chất lượng dịch vụ của chúng tôi. Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng dịch vụ của ACC và tất cả đều có phản ứng tích cực về chất lượng của dịch vụ. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
Hy vọng bài viết Các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp (Quy định 2022) sẽ mang đến cho quý bạn đọc những nội dung bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.