Hồ sơ kê khai thuế ban đầu như thế nào? (Cập nhật 2022)

by

Thuê luôn là chủ để của mọi thời điểm, nộp thuế luôn là nghĩa vụ của cá nhân cũng như tổ chức. Hồ sơ nộp thuế là điều kiện cần thiết nếu muốn nộp thuế. Như vậy  hồ sơ kê khai thuế ban đầu là gì? Các quy định về hồ sơ kê khai thuế ban đầu như thế nào. Để tìm hiểu hơn về hồ sơ kê khai thuế ban đầu các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về hồ sơ kê khai thuế ban đầu nhé.

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu

1. Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là gì?

  • Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước thực hiện tiếp theo và vô cùng quan trọng sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và nhận được Giấy phép kinh doanh (GPKD); con dấu từ Sở Kế Hoạch Đầu Tư (KHĐT). Với quy trình liên thông 1 cửa như hiện tại, Sở Kế Hoạch Đầu Tư là cơ quan cấp phép và Chi cục thuế là cơ quan hậu kiểm.

2. Các lưu ý khi nộp hồ sơ thuế ban đầu

Khi tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế, bạn nên chuẩn bị và nộp luôn các hồ sơ sau để bộ hồ sơ ban đầu của doanh nghiệp bạn hoàn chỉnh.
  • Nộp tờ khai đăng kí thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (02 bản – nộp tại chi cục thuế)
  • Nộp trước tờ khai lệ phí môn bài qua mạng bằng chữ ký số (nộp online)
  • Nộp tiền lệ phí môn bài qua tài khoản ngân hàng (nộp thuế điện tử)

3. Nơi nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Đối với loại hình và quy mô doanh nghiệp đã đề cập, thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý chính là chi cục thuế quận/huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở. Và trên phiếu Thông Báo Về Cơ Quan Thuế Quản Lý sẽ ghi rõ vấn đề này. Sau khi hoàn thành bước thành lập công ty, phiếu thông báo về cơ quan thuế quản lý sẽ được Sở Kế Hoạch Đầu Tư trả kèm với GPKD.

4. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu 

Tùy thuộc vào hình thức đầu tư của doanh nghiệp, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ có phiếu chuyển tương ứng về Cục/Chi cục thuế để doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và làm việc. Trong nội dung bài viết này, chỉ đề cập đến các loại hình công ty phổ biến, với 100% vốn Việt Nam, có quy mô vừa và nhỏ. Đối với loại hình doanh nghiệp này, sau khi bàn giao GPKD thì Sở KHĐT sẽ kèm theo một phiếu Thông Báo Về Cơ Quan Thuế Quản Lý.

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ là ngày cuối cùng của tháng ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh ngay khi nhận GPKD. Hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp nhận được GPKD nhưng chưa đi vào hoạt động. Nhưng theo kinh nghiệm riêng của dịch vụ kế toán, hãy hoàn thiện ngay thủ tục kê khai thuế ban đầu với thời gian sớm nhất có thể vì đây là cũng là 1 trong các thủ tục đăng ký kinh doanh mà bạn cần hoàn thiện. Vì bạn còn rất nhiều việc phải làm để vận hành doanh nghiệp của mình.

5. Hồ sơ khai thuế ban đầu bao gồm những gì?

Các anh chị kế toán cần chuẩn bị giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Phiếu đăng ký thông tin doanh nghiệp (tùy thuộc vào từng quận có yêu cầu không)
  • Tờ khai lệ phí môn bài (tùy từng quận)
  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy ủy quyền (dùng trong trường hợp cá nhân đại diện đi nộp hồ sơ)
Tùy thuộc vào từng chi cục, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ bao gồm nhiều mẫu biểu và số lượng mẫu biểu có thể khác nhau. Sau đây, sẽ đề cập đến bộ hồ sơ khai thuế ban đầu tại Tp.HCM để các bạn tham khảo:
1. Công văn đăng kí hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (chuẩn bị 02 bản)
  • Nội dung công văn sẽ bao gồm: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng, loại hóa đơn sử dụng.
2. Công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng (chuẩn bị 02 bản)
  • Theo luật định hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC; nhưng đối với một số kế toán, khi học trên lý thuyết thì hệ thống tài khoản kế toán lại không theo thông tư 133 này. Cho nên, nếu muốn thuận tiện hơn cho công việc của mình, doanh nghiệp có thể làm công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Và doanh nghiệp phải cam kết sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 bình ổn trong vòng 02 năm.
3. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (chuẩn bị 02 bản)
  • Doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC với cơ quan thuế quản lý. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay là: khấu hao theo đường thẳng; khấu theo theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm;…
4. Giấy ủy quyền (chuẩn bị 01 bản)
  • Nếu bạn không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hãy chuẩn bị 1 giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ đăng kí thuế ban đầu. Đa số các chi cục thuế tại TP.HCM mà chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ sẽ không yêu cầu trình giấy ủy quyền này. Nhưng hãy chuẩn bị cho đúng trình tự, quy định của pháp luật.

6. Các câu hỏi liên quan hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Thời gian trả kết quả

  • Ngay thời điểm nộp hồ sơ, cán bộ thuế sẽ đóng mộc và trả cho doanh nghiệp 1 bản để lưu tại hồ sơ công ty.

Loại văn bản để nộp gồm những loại văn bản nào?

  • Giấy phép công ty, văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định nếu doanh nghiệp có tài sản cố định, trường hợp chưa phát sinh tài cố định không cần nộp.

Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số như thế nào?

  • Sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, kèm thông tin về mã số thuế doanh nghiệp, các anh chị kế toán cần đăng ký một tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số để tiện cho công việc tiếp theo. Bởi, doanh nghiệp muốn nộp được tiền thuế điện tử và hồ sơ khai thuế điện tử cho Chi cục thuế cần phải có chữ ký số để kê khai qua mạng và nộp tiền thuế điện tử qua tài khoản ngân hàng.

 Kê khai và nộp tiền thuế môn bài khi nào?

  • Bước tiếp theo sau mua chữ ký số và lập tài khoản ngân hàng là kê khai thuế môn bài và nộp tiền thuế môn bài. Cần lưu ý thời gian nộp bởi lẽ chậm sẽ bị phạt. Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh.

7.  Dịch vụ hồ sơ kê khai thuế ban đầu của ACC

Sau khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ACC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục như:

  • Đặt bảng tên công ty tại trụ sở;
  • Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế điện tử;
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.

Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về hồ sơ kê khai thuế ban đầu đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về hồ sơ kê khai thuế ban đầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: info@accgroup.vn
  • Website: accgroup.vn

Viết một bình luận