Kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập – Mới nhất

by

Thủ tục kê khai thuế là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Vậy trình tự kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập được thực hiện ra sao? Những lưu ý gì khi doanh nghiệp kê khai các loại thuế trước khi đi vào hoạt động. Bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin chia sẻ thông tin chi tiết về thủ tục kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:

1. Kê khai thuế là gì?

Kê khai thuế là việc người nộp thuế (doanh nghiệp) trình bày các số liệu và hồ sơ có liên quan đến nghĩa vụ thuế cho cơ quan thuế. Người nộp thuế phải có trách nhiệm khai báo đầy đủ chính xác các nội dung theo mẫu đã được quy định.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 hình thức kê khai thuế: nộp trực tiếp đến cơ quan Thuế chủ quản hoặc thông qua hệ thống Internet.

2. Quy trình kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Sau khi, cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định. Doanh nghiệp cần  tiến hành làm thủ tục kê khai thuế doanh nghiệp mới thành lập, bao gồm  các bước như sau:

Bước 1. Đăng ký tài khoản ngân hàng và chữ ký số

Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.

Cần thực hiện mua chữ ký số theo đúng quy định để có thể đóng thuế online. Sau đó, kế toán doanh nghiệp sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.

Sau khi có được chữ ký số, bạn cần đến Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để đăng ký sử dụng chữ ký số.

Bước 2. Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài

Sau khi hoàn thành việc đăng ký tài khoản ngân hàng cũng như đã có chữ ký số. Tiếp theo, doanh nghiệp mới được thành lập cần phải tiến hành nộp thuế môn bài. Nếu việc nộp thuế không được tiến hành theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản Lý Thuế;
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

– Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, là một trong những loại thuế doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải đóng

– Mức lệ phí môn bài cần phải đóng:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

– Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 1.000.000 đồng/năm

Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu.

– Hồ sơ khai lệ phí môn bài

+Tờ khai lệ phí môn bài;

+ Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

– Thời hạn nộp lệ phí môn bài

Theo Khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Cụ thể như sau:

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân thành lập từ năm 2021 trở về trước thì phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01/2022;

+ Đối với doanh nghiệp cùng thành lập trong năm 2022 thì không phải nộp lệ phí môn bài năm 2022;

+ Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh nếu kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài trong năm 2022 (nghĩa là được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu từ năm 2019) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

  • Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/07/2022;
  • Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01/2023.

Bước 3. Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT

Có hai phương pháp tính thuế GTGT để doanh nghiệp đăng ký bao gồm: phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ.

– Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì sẽ nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC bao gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT theo mẫu
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu
  • Bảng kê thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo mẫu
  • Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và các địa phương nơi có sơ sở sản xuất

– Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung theo thông tư 119/2014/TT-BTC.

Lưu ý: thời hạn kê khai và nộp thuế đối với những doanh nghiệp mới thành lập tiến hành kê khai thuế GTGT theo từng quý. Doanh nghiệp chỉ được phép nộp chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc mỗi quý. Sau doanh nghiệp phát sinh hoạt động sản xuất đủ 12 tháng, việc kê khai và nộp thuế của tháng dương lịch tiếp theo sẽ được thực hiện theo tháng và quý.

Bước 4. Kê khai các loại thuế khác

Ngoài thuế môn bài,GTGT các doanh nghiệp mới thành lập cần hoàn thành một số thủ tục kê khai các loại thuế khác như: thuế TNDN, thuế TNCN, thuế bảo vệ môi trường…

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mơi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN

  • Thuế thu nhập cá nhân:

Doanh nghiệp thực hiện khai thuế TNCN, thuế TNCN có hai kỳ kê khai đó là theo tháng và theo quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, doanh nghiệp không phát sinh thuế TNCN thì không phải kê khai.

Kê khai theo quý dành cho: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu.

Kê khai theo tháng dành cho: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên.

Bước 5. Đăng ký mã số thuế cá nhân

Công ty có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi chi trả thu nhập tiền lương, tiền công cho người lao động và thực hiện việc đăng ký mã số thuế cho người lao động (nếu người lao động chưa có mã số thuế).

3. Những lưu ý khi kê khai thuế bằng điện tử cho doanh nghiệp mới thành lập

Hiện nay, cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của doanh nghiệp là chủ yếu. Khai thuế điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí đi lại và thực hiện thủ tục kê khai nhanh chóng.

Doanh nghiệp truy cập hệ thống: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và thực hiện thủ tục đăng ký như sau:

Bao gồm 05 bước sau đây:

  • Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử.
  • Bước 2: Đăng ký tờ khai đối với tờ khai đơn vị sẽ  nộp.
  • Bước 3: Tải tờ khai thuế đã kết xuất XML lên hệ thống.
  • Bước 4: Nộp tờ khai
  • Bước 5: Kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử được gửi qua gmail, để xem hồ sơ của mình đã được cơ quan thuế chấp nhận hay chưa.

4. Những câu hỏi hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Các mấy phương pháp kê khai thuế GTGT?

Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Đối với phương pháp trực tiếp sẽ được tính theo 2 cách là trực tiếp trên doanh thu và trực tiếp trên GTGT.

Cách tính thuế GTGT như thế nào?

Để tính thuế GTGT, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai là khấu trừ hay trực tiếp, công thức tính thuế GTGT cụ thể:

  • Theo phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
  • Theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: Thuế GTGT = Giá trị hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT
  • Theo phương pháp trực tiếp trên GTGT: Thuế GTGT = 10% của giá trị tăng thêm

Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp?

Tùy vào ngành nghề mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với từng loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, có 4 loại thuế mà dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào cũng phải nộp sau khi thành lập là: lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.

5. Dịch vụ kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập tại Công ty Luật ACC

Công ty Luật ACC sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ, chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong nghề. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, ACC có dịch vụ kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập, thực hiện các công việc báo cáo khai báo thuế và giải trình nếu được yêu cầu.

ACC cam kết:

  • Tư vấn nhiệt tình mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ACC;
  • Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;
  • Chúng tôi hiểu rằng chi phí luôn là vấn đề được quý vị quan tâm do đó tại ACC chi phí luôn bảo đảm ở mức hợp lý, không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã báo từ đầu.
  • Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập. Còn bất cứ thắc mắc gì kê khai thuế cho doanh nghiệp mới thành lập, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Website: accgroup.vn

 

Viết một bình luận