Kê khai thuế hàng bán bị trả lại

by

Nếu bạn chưa biết cách kê khai thuế hàng bán bị trả lại thì hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi bài viết Cách kê khai thuế hàng bán bị trả lại (Cập nhật 2022) để biết thêm về quy định hàng bán bị trả lại, cách kê khai thuế hàng bán bị trả lại,… nhé.

1. Đối tượng trả lại hàng.

Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại chúng ta có 2 đối tượng trả lại hàng đó là công ty và cá nhân mua hàng.

– Đối với trường hợp bán hàng cho công ty: khi công ty đó muốn trả lại hàng thì công ty đó phải xuất hóa đơn trả lại hàng cho số hàng muốn trả.

– Còn đối với cá nhân mua hàng thì không có hóa đơn để xuất trả lại hàng nên trường hợp này công ty bán và người mua là cá nhân sẽ lập biên bản trả lại hàng, bên bán thu hồi hóa đơn đã xuất khi bán.

2. Cách kê khai thuế hàng bán trả lại.

Để kê khai hàng bán bị trả lại, trước tiên kế toán cần xác định kỳ kê khai hóa đơn hàng của bên mua hoặc hóa đơn bị trả lại của bên bán. Hóa đơn trả lại phát sinh vào kỳ nào thì thực hiện kê khai tương ứng vào kỳ đó, cụ thể:

– Bên mua: Kê khai âm đầu vào khi xuất hóa đơn trả lại hàng:

+ Nếu làm bảng kê mua vào: Kê khai âm ở bảng kê mua vào.

+ Nếu không làm bảng kê mua vào: Kê khai âm tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại các chỉ tiêu (24) và (25) trên tờ khai 01/GTGT.

– Bên bán: Kê khai âm đầu ra khi nhận hóa đơn trả lại hàng:

+ Nếu làm bảng kê bán ra: Kê khai âm ở bảng kê bán ra.

+ Nếu không làm bảng kê bán ra: Kê khai âm từ chỉ tiêu (26) -(33).

3. Hướng dẫn hạch toán hàng trả cho bên bán.

3.1. Đối với bên bán.

– Khi bán hàng:

 + Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111,112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 5111: Doanh thu bán hàng tăng lên

Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra tăng lên

+  Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán tăng lên

Có TK 154,155, 1561, 157: Trị giá lô hàng xác định được từ giá mua

– Khi hàng bán bị trả lại:

+ Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 5212: Doanh thu của hàng bị trả lại

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra bị giảm đi

Có TK 111,112,131: Tài khoản liên quan khi bán hàng

+ Phản ánh hàng nhập lại kho bằng bút toán:

Nợ TK 154, 155, 1561

Có TK 632: Ghi giảm giá vốn bán hàng

– Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làm giảm trừ doanh thu:

Nợ TK 511: Ghi giảm doanh thu

Có TK 5212: Doanh thu hàng bán bị trả lại

3.2. Đối với bên mua.

Nếu là công ty có hóa đơn thì cần phải xuất hoá đơn để trả lại hàng cho bên bán (đơn giá xuất phải đúng theo đơn giá mua trên hoá đơn mua vào). Nếu bên mua là cá nhân thì phải có Biên bản ký kết với bên bán về số lượng, giá trị hàng bán bị trả lại.

Trình tự hạch toán như sau:

– Khi mua hàng của nhà cung cấp:

Nợ TK 152, 153, 1561: Giá trị mua vào.

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111,112: Nếu đã thanh toán

Có TK 331: Nếu chưa thanh toán

– Khi công ty trả lại hàng cho nhà cung cấp:

Nợ TK 111,112: Nhận lại tiền

Nợ TK 331: Ghi giảm công nợ phải trả nhà cung cấp

Có TK 152, 153, 1561: Ghi giảm giá trị lô hàng chưa thuế GTGT

Có TK 1331: Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ

4. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.

Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong việc kê khai thuế hàng bán bị trả lại hay những vấn đề liên quan đến kế toán, kiểm toán, thành lập công ty… thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC. Chúng tôi là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, thuế, kế toán… uy tín hàng đầu Việt Nam. Đến với Công ty Luật ACC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ mà ACC mang lại. Chúng tôi cam kết sẽ không làm bạn thất vọng với quyết định hợp tác này.

Hy vọng bài viết Cách kê khai thuế hàng bán bị trả lại (Cập nhật 2022) sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Viết một bình luận