Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được quy định như thế nào?

by

Thuế thu nhập hoãn lại là kết quả của mức chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập được báo cáo trên báo cáo thu nhập và thuế thu nhập đã nộp thực tế. Đây là vấn đề khá khó khăn và rắc rối cho các kế toán đặc biệt là kế toán mới vào nghề. Vậy công tác Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giúp bạn đọc làm rõ vướng mắc này.

Businessman

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

– Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
– Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế trong tương lai dựa trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai trong trường hợp giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.

2. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại như thế nào?

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả theo quy đinh của chuẩn mực kế toán số 17 phải được ghi nhận và xác định vào cuối năm tài chính dựa trên trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm * Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Nguyên tắc trong ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong năm chính là bù trừ giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập).

Trong trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm có giá trị lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Ngược lại, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm có giá trị nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi giảm ( hoàn nhập) số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được quy định như thế nào?

3.1. Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:
– Cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được thực hiện theo quy định tại Mục I của Thông tư số 20/2006/TT-BTC.
– Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được sử dụng làm căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp phải được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” phát sinh trong năm (Biểu số 01).
– “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm làm cơ sở xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
BIỂU SỐ 01
BẢNG XÁC ĐỊNH CHÊNH LỆCH TẠM THỜI CHỊU THUẾ
Năm…………
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm
Tăng Giảm

STT

Diễn giải

Phát sinh từ các giao dịch trong năm hiện hành

Phát sinh do áp dụng hồi tố chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

Hoàn nhập từ các giao dịch trong năm hiện hành

Hoàn nhập do áp

áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

1 2 3 4 5 6
I Chênh lệch tạm thời phát sinh
1 Phát sinh từ…
2 Phát sinh từ…
3 Phát sinh từ…
…..
II Chênh lệch tạm thời được hoàn nhập
1 Hoàn nhập do…
2 Hoàn nhập do…
….
Tổng cộng
* Căn cứ để lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” là số chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm liên quan đến từng tài sản hoặc khoản nợ phải trả hoặc giao dịch.
* Dòng tổng cộng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm là căn cứ để ghi vào cột “Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng” hoặc cột “Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm” trong “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (Biểu số 02).
3.2. Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
– Cuối năm, căn cứ vào số chênh lệch tạm thời chịu thuế đã xác định được và các khoản điều chỉnh trực tiếp tăng, giảm số dư đầu năm của Tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối” (do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (Biểu số 02) làm căn cứ ghi nhận và trình bày thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính riêng.
– “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là bảng tổng hợp để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm và xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế của các năm trước.
BIỂU SỐ 02
BẢNG XÁC ĐỊNH THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI PHẢI TRẢ
Năm….

 

Chênh lệch tạm thời

chịu thuế trong năm

 

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

      Thuế        được ghi nhậntrong năm        được ghi giảm
Diễn giải   Chênh lệch       suất        (Hoàn nhập) trong năm
        Tăng        Giảm      Tăng       Giảm       (%) Được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại Được ghi  giảm vốn chủ sở hữu       Được ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại Được ghi tăng vốn chủ sở hữu
A      1        2       3        4      5      6      7      8           9
1 – 1/ Phát sinh (hoặc hoàn nhập) từ các giao dịch trong năm
2    2/ Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước.
Cộng
Phương pháp lập biểu số 02
* Căn cứ để lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” (Biểu số 01).
* Căn cứ để ghi vào cột 1 – “Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm/ tăng” là cột 3 và cột 4 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” phát sinh trong năm hiện tại.
* Căn cứ để ghi vào cột 2 – “Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm/ giảm” là cột 5 và cột 6 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” của năm hiện tại.
* Cột 3 và cột 4 “Chênh lệch tăng”, “Chênh lệch giảm” là số chênh lệch giữa cột 1 và 2.
* Cột 6 được lập căn cứ vào cột 3 và cột 5 trên dòng diễn giải số 1: Cột 6 = Cột 3 x cột 5, làm cơ sở ghi vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
* Cột 7 được lập căn cứ vào cột 3 và cột 5 trên dòng diễn giải số 2: Cột 7 = Cột 3 x cột 5, làm cơ sở ghi giảm vốn chủ sở hữu và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
* Cột 8 được lập căn cứ vào cột 4 và cột 5 trên dòng diễn giải số 1: Cột 8 = Cột 4 x cột 5, làm cơ sở ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
* Cột 9 được lập căn cứ vào cột 4 và cột 5 trên dòng diễn giải số 2: Cột 9 = Cột 4 x cột 5, làm cơ sở ghi tăng vốn chủ sở hữu và ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Ví dụ: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế
Một tài sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100; Khấu hao luỹ kế cho  mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.
Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (Nguyên giá 150 trừ khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế 90). Để thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế 40. Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 11,2 (40 x 28%) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản này. Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 11,2 thể hiện phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của tài sản.
Trên đây là một số nội dung về Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được quy định như thế nào? Trường hợp còn vướng mắc, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với ACC theo các thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng. Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết cách hạch toán thuế thu doanh nghiệp và thuận lợi cho công việc.

Viết một bình luận