Nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF? (Cập nhật mới nhất)

by

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chọn điều kiện CIF khi nhập khẩuhàng hóa bởi khả năng vận chuyển hàng hóa , làm Logistics của họ vẫn còn non yếu, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm. Các doanh nghiệp Việt cũng sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF? (Cập nhật mới nhất).

Nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF

Nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF? (Cập nhật mới nhất)

1. Nghĩa vụ của người mua và người bán theo điều kiện FOB & CIF (Cập nhật 2022)

Trước khi tìm hiểu về doanh nghiệp Việt Nam nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF,  ACC sẽ điểm qua lại nghĩa vụ của người mua và người bán theo điều kiện FOB và CIF như sau

Điều kiện FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu) Điều kiện CIF – Cost & Freight ( tiền hàng và cước phí)

Nghĩa vụ của bên bán:

– Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng.

– Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng.

– Thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có).

– Giao hàng lên tàu do bên mua chỉ định, trong thời hạn nhất định. Ngay khi gửi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi phải được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục đích bảo hiểm.

– Trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu.

– Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác nếu bên bán có yêu cầu.

– Chúng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường ( clean bill of lading ), giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)

 

 

 

 

Nghĩa vụ của người bán:

– Giao hàng đúng như quy đinh của hợp đồng.

– Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.

– Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng.

– Ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định.

– Tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ).

– Ký HĐ bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích quy định.

– Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.

– Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa.

– Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)

Nghĩa vụ của người mua:

– Trả tiền hàng.

– Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lí.

– Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.

 

 

 

 

 

 

Nghĩa vụ của người mua:

– Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Chủ yếu là trước khi dỡ hàng.

– Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở cảng đích quy định, trong thời gian quy định..

– Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.

– Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.

– Thông quan NK, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh nếu có.

2. Nên nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF? (Cập nhật 2022)

Như vậy, ở Việt Nam, doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu theo điều kiện CIF. Về nội dung, ở điều kiện FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã “giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định”. Hay nói cách khác, người mua có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải ở chặng vận chuyển chính. Ngược lại, đối với điều kiện CIF, rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua sau khi “hàng hóa được đặt trên con tàu do chính người bán thuê tại cảng bốc hàng”. Đồng thời, người bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa ở chặng vận tải chính (đặc điểm điều kiện nhóm C – Cost). Đối chiếu trách nhiệm của người mua trong hai điều kiện, có thể thấy, người mua có trách nhiệm cao hơn ở điều kiện FOB. Như vậy, người viết xin phân tích lý do doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng “xuất FOB nhập CIF” dựa trên ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sử dụng điều kiện FOB cho xuất khẩu và CIF cho nhập khẩu giúp doanh nghiệp Việt Nam né tránh các rủi ro và rắc rối không mong muốn trong quá trình vận chuyển. Dưới góc độ là bên xuất khẩu (người bán), lựa chọn điều kiện FOB giúp doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt trách nhiệm đối với hàng hóa ngay sau khi xếp xong hàng lên “con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định. Nghĩa là chúng ta không có trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí vận chuyển trong chặng vận tải chính (chặng vận tải từ cảng bốc hàng ở nước người bán đến cảng dỡ hàng ở nước người mua). Dưới góc độ là bên nhập khẩu, việc lựa chọn điều kiện CIF  giúp doanh nghiệp Việt Nam hưởng các đặc quyền “toàn diện” của người mua, theo đó, mọi thủ tục và chi phí cần thiết để vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam (trừ thông quan xuất khẩu) đều do người bán đảm nhận. Tóm lại, khi lựa chọn “xuất FOB, nhập CIF” thì doanh nghiệp Việt Nam không phải thuê phương tiện vận tải ở chặng vận chuyển chính và mua bảo hiểm hàng hóa nên tránh được những rủi ro như giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…

Thứ hai, xu hướng chọn điều kiện FOB cho xuất khẩu và CIF cho nhập khẩu phù hợp với cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường ngoại thương là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có xu hướng xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng thấp như nguyên nhiên liệu, sản phẩm thô, hàng linh kiện,… và nhập khẩu sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao như dược phẩm, đồ hộp, máy tính,…  Do đó, trong trường hợp chọn điều kiện FOB cho nhập khẩu và CIF cho xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam thường không đủ khả năng xoay phòng vốn cũng như kinh nghiệm để ứng phó với rủi ro khi vận chuyển. Như vậy, có thể thấy, xu hướng sử dụng điều kiện FOB cho xuất khẩu và CIF cho nhập khẩu tại Việt Nam không phải vì các nhà xuất nhập khẩu của chúng ta thích, mà là vì với “thế” và “lực” hiện tại, đôi khi họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đặt niềm tin vào “bạn hàng”- các nhà xuất nhập khẩu chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm hơn trong vận tải hàng hóa và quản trị rủi ro.

Thứ ba, những yếu tố khách quan khác như tình hình thị trường Việt Nam, chính  sách ngoại thương của Nhà nước, sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm và đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam… có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện Incoterms của các doanh nghiệptrong nước khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3. Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF? (Cập nhật mới nhất). Tất cả ý kiến tư vấn trên của chúng tôi Nên nhập khẩu theo Điều kiện FOB hay CIF đều dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong công việc đặc biệt là về nhập khẩu. Nếu có bất cứ vấn đề vướng mắc pháp lý liên quan cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Viết một bình luận