Quy định về báo cáo thuế thu nhập cá nhân

by

Để thực hiện tốt việc báo cáo thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta cần phải nắm được những quy định về thuế thu nhập cá nhân được ban hành. Vậy thuế thu nhập cá nhân có những quy định nào. Hãy cùng với Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết Một số quy định về báo cáo thuế thu nhập cá nhân năm 2022 nhé.

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Trước khi tìm hiểu về một số quy định về báo cáo thuế thu nhập cá nhân thì chúng ta phải hiểu được thuế thu nhập cá nhân là gì nhé.

– Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.

2. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.

– Phạm vi chịu thuế:

+ Tại Điều 2.1 Luật Thuế TNCN quy định: “Đối tượng thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế… phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế… phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”.

+ Việc quy định đối tượng nộp thuế như vậy là khá hợp lí, tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, đồng thời tránh được sự phức tạo trong xác định đối tượng chịu thuế. Không những thế, nó còn thể hiện thái độ thiện chí của nước ta trong việc nỗ lực thể hiện các đãi ngộ quốc gia, tạo môi trường mở và tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư, người nước ngoài khi làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

– Căn cứ xác định yếu tố cư trú

+ Căn cứ điều 2.2 Luật Thuế TNCN:

  • Đối với cá nhân cư trú có điều kiện “có mặt tại Việt Nam” được hiểu là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Đây là một điều kiện thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, có thể bao quát được những cá nhân có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày nhưng không ở những tháng gián đoạn, không liên tục. Cá nhân cư trú hoặc còn được quy định là có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

+ Căn cứ Điều 2.3 Luật Thuế TNCN: Cá nhân không cư trú là chủ thể không đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện về thời gian có mặt cũng như nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Các quy định này thể hiện sự tinh giản hóa quy phạm pháp luật tuy nhiên hạn chế là ít chữ nên chưa rõ ý, dễ gây hiểu lầm. Bởi lẽ có thể cá nhân không cư trú ở Việt Nam 1 ngày khác với trường hợp ở Việt Nam 182 ngày.

3. Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế?

Thuế TNCN chỉ áp dụng với cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ thuế mà vẫn còn thu nhập (cụ thể: bản thân 11 triệu đồng/tháng, mỗi người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu đồng/tháng và các khoản đóng bảo hiểm).

4. Những trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân.

– Các khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN đó là:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;

+ Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất;

+ Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…;

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

+ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa.

+ Phụ cấp điện thoại.

+ Phụ cấp trang phục.

+ Tiền công tác phí.

+ Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật (Ví dụ: Ban ngày được trả 6.000 đồng/giờ, làm thêm ban đêm được trả 10.000 đồng/giờ thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 6.000 đồng phải chịu thuế TNCN, 4.000 đồng vượt trội không chịu thuế TNCN.)

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không chịu thuế TNCN

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 07/2005/TT-BNV.

+ Phụ cấp đặc thù ngành nghề theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011, Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011.

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, khen thưởng theo quy định cụ thể: chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, kỷ niệm chương, huy hiệu…

5. Thời hạn nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạn nộp báo cáo thuế gồm các loại tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là:

– Thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng: Chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề.

– Thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý: Chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề.

– Thời hạn nộp báo cáo thuế theo năm: Chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm sau liền kề.

– Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 10 tính từ ngày phát sinh.

– Tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp có chia tách hay hợp nhất hoặc sát nhập, có chuyển đổi hình thức sở hữu, bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động thì chậm nhất là vào ngày thứ 45 tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.

6. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.

Nếu bạn đang gặp bất cứ khó khăn hay có những thắc mắc nào cần được giải đáp thì hãy liên hệ với công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp những câu hỏi của bạn bất cứ thời gian nào, bất cứ đâu. Công ty Luật ACC có văn phòng đại diện trê khắp 63 tỉnh thành, điều này sẽ giúp quý khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Đến với ACC, các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Công ty Luật ACC luôn mong muốn đem đến những điều tốt nhất cho doanh nghiệp bạn.

Hy vong bài viết Một số quy định về báo cáo thuế thu nhập cá nhân năm 2022 sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Viết một bình luận